Đồng Hồ | Mua Sắm Trực Tuyến PNJ English| Tiếng việt

CẨM NANG SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ

I. CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN

    Đồng hồ dễ bị nhiễm bẩn vì tiếp xúc với mồ hôi, bụi bẩn và các chất khác, đây chính là tác nhân gây nước vào trong đồng hồ. Làm sạch đồng hồ bằng cách dùng kem đánh răng cùng bàn chải đánh răng loại mềm chà nhẹ rồi sau đó lau khô bằng vải mềm.

   Rửa lại đồng hồ bằng nước ấm (chú ý không dùng nước nóng bốc hơi tại vòi) ngay sau khi đi biển (đối với đồng hồ được phép lặn)

   Bảo quản đối với dây đồng hồ

Dây kim loại:

   Việc sử dụng lâu ngày sẽ khiến dây đồng hồ bị bẩn đen, khi đó bạn nên dùng nước nóng trên 50 độ pha với một ít nước rửa chén nhúng vào khoảng 3 phút cho tan ra các bụi bẩn lâu ngày dính trong các kẽ dây, sau đó dùng bàn chải đánh răng loại mềm chà nhẹ và lau khô bằng vải mềm. Cứ mỗi tháng vệ sinh một lần sẽ giúp đồng hồ của bạn luôn sáng bóng.

Dây da:

 Hạn chế tiếp xúc với nước, ngoài ra nên tháo đồng hồ mỗi khi mồ hôi ra nhiều, tiếp tục đeo sẽ có mùi hôi và làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của dây.

1. ĐỒNG HỒ DÙNG PIN (QUARTZ)

   Đối với các đồng hồ dùng năng lượng thạch anh nếu không đeo, tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh như: tivi, tủ lạnh, thùng loa, máy vi tính hoặc điện thoại di động vì sẽ dễ bị nhiễm từ tính dẫn đến bộ máy đồng hồ chạy không chính xác, nhanh hết pin.

2. ĐỒNG HỒ TỰ ĐỘNG (AUTOMATIC)

   Đối với đồng hồ sử dụng bộ máy tự động nên đeo trên tay khoảng 8h mỗi ngày.

Để đảm bảo đồng hồ chạy liên tục và chính xác, trước khi đi ngủ nên lên dây phụ bằng cách se nút vặn từ 10 – 12 vòng.

   Đối với đồng hồ đã bị đứng máy, nếu muốn sử dựng lại, cần lắc hoặc lên dây phụ, sau đó chỉnh lại ngày giờ để đồng hồ hoạt động bình thường.

3. ĐỒNG HỒ CÓ CHỨC NĂNG CHRONOGRAPH

   Đối với các đồng hồ bấm giây có chức năng Chronograph nên hạn chế sử dụng kim giây Chronograph thường xuyên, vì nếu sử dụng chức năng này liên tục đồng hồ sẽ hoạt động như cơ chế hoạt động của 2 đồng hồ cùng lúc, khiến pin của đồng hồ nhanh hết, giảm tuổi thọ. Ngoài ra, bộ phận đếm và chia thời gian bị loạn chức năng, có thể tự động ngưng lại và các kim sẽ không trở về vị trí ban đầu dù đã được reset.

4. ĐỒNG HỒ ECO – DRIVE

   Đối với các loại đồng hồ sử dụng năng lượng ánh sáng nếu để trong tủ, hộp không được tiếp xúc với ánh sáng sẽ đứng máy. Nếu muốn dùng lại phải đem ra ánh sáng khoảng 20 phút để đồng hồ hoạt động trở lại, tuy nhiên không để tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây hư hại cho bộ máy.

II. CHẾ ĐỘ BẢO HÀNH

1.  BẢO HÀNH

 Chi tiết bảo hành

* Máy chạy bị đứng không rõ nguyên nhân, máy bị vô nước do lỗi kỹ thuật.

* Chỉ bảo hành bộ máy bên trong như sửa chữa, thay thế mới cho những linh kiện bên trong, không thay thế bằng một đồng hồ khác

* Thay pin trong thời hạn bảo hành

 Bảo hành chỉ có giá trị khi đồng hồ có thẻ/ sổ bảo hành chính thức và có điền chính xác, đầy đủ thông tin như: mã đồng hồ, nơi bán, ngày mua, dấu của nhà phân phối chính thức và phải còn trong thời hạn bảo hành quy định.

 Thời gian bảo hành được tính từ ngày mua có ghi trên thẻ/sổ bảo hành.

2.  KHÔNG BẢO HÀNH

– Không bảo hành tuổi thọ pin

– Không bảo hành cho những hậu quả gián tiếp trong việc sử dụng đồng hồ không đúng cách của người sử dụng

– Không bảo hành cho đồng hồ đã bị sửa chữa tại những nơi không phải trung tâm của hãng

– Không bảo hành cho phần bên ngoài như: vỏ, kính, dây, hột…

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ

–  Không sử dụng hoặc để đồng hồ ở nơi có nhiều từ trường

–  Không để đồng hồ thay đổi nhiệt độ đột ngột

–  Không để đồng hồ ở nơi có nhiệt độ cao quá 600 C (tương đương 1400 F) hoặc những nơi thấp hơn 00 C (tương đương 320 F).

–  Không đeo đồng hồ khi tắm nóng lạnh, xông hơi vì nhiệt độ thay đổi đột ngột làm vật liệu co giãn thất thường, tạo khe hở để nước và hơi ẩm lọt vào làm bẩn máy, chạm mạch, giảm khả năng chống nước, dễ hỏng máy và hết pin sớm.

–  Không để đọng nước lâu ngày, nước sẽ ăn mòn làm đồng hồ sét.

–  Không để đồng hồ tiếp xúc với hoá chất, không sử dụng bất kỳ dung môi, chất làm sạch, chất tẩy công nghiệp, chất dính, sơn hoặc các chất xịt lên bề mặt đồng hồ, dây đồng hồ, cũng như các chi tiết khác.

–  Không thiết lập nút vặn hoặc vặn nút khi dưới nước và đảm bảo nút đã được đẩy/vặn xuống thật chặt sau khi sử dụng.

–  Không nên thử độ cứng và chống xước của kính Sapphire bằng các vật có tính chất cứng hơn sapphire như dao cắt kính, kim cương hoặc cà mặt đồng hồ trực tiếp lên đá, tường, gạch… vì như vậy sẽ làm hư mẻ kính đồng hồ.

–  Tránh để đồng hồ bị va đập mạnh, nên tháo đồng hồ khi chơi thể thao ngoại trừ đồng hồ chuyên dụng dành riêng cho thể thao.