Nhẫn cưới là tín vật thiêng liêng đi cùng năm tháng của các cặp đôi vợ chồng. Tuy nhiên, sau một thời gian nhẫn cưới bị chật khi sử dụng. Làm thế nào để “đánh bay” tình trạng này? Dưới đây là các bật mí từ PNJ.
Xem thêm trang sức nhẫn cưới
Nội dung
1. Nguyên nhân khiến nhẫn cưới bị chật sau một thời gian
Nhẫn cưới mang ý nghĩa đặc biệt cho các cặp vợ chồng. Không những chứng kiến thời khắc đầy hạnh phúc khi cô dâu chú rể bước vào lễ đường, nhẫn cưới còn dõi theo suốt hành trình vun đắp tổ ấm của cả hai.
Xem sản phẩm trên hình
Tín vật ý nghĩa này được chế tác từ các loại chất liệu khác nhau như nhẫn vàng, nhẫn kim cương vàng trắng,…Tùy theo sở thích và ngân sách, các cặp đôi có thể lựa chọn mẫu nhẫn phù hợp nhất.
Dù được làm từ chất liệu nào, sau một thời gian người đeo nhẫn sẽ có cảm giác khó chịu vì nhẫn bị chật đi.
Xem sản phẩm trên hình
Thứ nhất, nhẫn chật do người đeo lên cân thất thường. Sau khi kết hôn, phụ nữ làm việc nội trợ nhiều hơn, mang thai, sinh em bé nên có xu hướng thay đổi về cân nặng nếu không có chế độ rèn luyện hợp lý. Tăng cân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng nhẫn bị chật sau một thời gian.
Thứ hai, người đeo không tháo nhẫn khi tham gia các hoạt động sử dụng nhiều sức lực, tập thể dục,…Việc này khiến nhẫn bị móp méo, không còn hình dạng nguyên vẹn như ban đầu. Vì thế, người đeo cũng khó tháo nhẫn theo nhu cầu.
Thứ ba, sự thay đổi về thời tiết cũng là nguyên nhân khiến nhẫn bị chật. Như bạn đã biết, vào mùa hè nhiệt độ tăng cao, thân nhiệt cao, ngón tay cũng sẽ to hơn tạo cảm giác nhẫn bị chật. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây bất tiện cho người đeo nhẫn.
2. Cách khắc phục nhẫn cưới khi bị chật
Dựa trên kinh nghiệm cưới, hiện nay có nhiều cách để chúng ta khắc phục được tình trạng nhẫn bị chật sau một thời gian sử dụng.
Xem sản phẩm trên hình
Khi nhẫn bị chật, việc tháo nhẫn ra khỏi tay cũng khiến nhiều người đau đầu. Bạn có thể tham khảo vài cách truyền thống và cực kì nhanh chóng sau đây.
- Đầu tiên, bạn lấy một chút xà bông, sữa tắm hoặc nước rửa chén thoa đều lên ngón tay đeo nhẫn, sau đó xả nước để tạo bọt và độ trơn, từ từ tháo nhẫn ra khỏi đầu ngón tay
- Cách thứ hai, thay vì dùng xà phòng bạn cũng có thể dùng chỉ nha khoa tháo nhẫn. Cụ thể, bạn xỏ chỉ nha khoa qua giữa chiếc nhẫn và ngón tay, quấn chỉ quanh đốt ngón tay, sau đó kéo chỉ nha khoa để kéo nhẫn ra.
- Cách thứ ba, ngâm tay trong nước lạnh một vài phút rồi nhẹ nhàng xoay nhẫn ra từ từ.
Tuy nhiên, nếu thử hết tất cả các trường hợp mà vẫn không có giải pháp tối ưu thì bạn nên tới cửa hàng kim hoàn uy tín để thợ cắt nhẫn bằng dụng cụ chuyên dụng.
Xem sản phẩm trên hình
Sau khi tháo nhẫn ra với sự trợ giúp của thợ chuyên nghiệp, bạn nên vệ sinh sạch sẽ phần ngón tay đeo nhẫn và kiểm tra các vết xước. Bạn chỉ nên đeo lại nhẫn khi nhẫn đã được chỉnh lại size phù hợp với kích cỡ ngón tay hiện tại.
Với kinh nghiệm cưới hữu ích này, PNJ hy vọng các cặp vợ chồng sẽ không còn lo lắng tình trạng nhẫn bị chật sau thời gian sử dụng nhé.